Đối với người mới bắt đầu đi làm thì lương gross là một khái niệm tương đối lạ lẫm. Lương gorss là gì, có liên quan đến quyền lợi của người lao động như thế nào? Hôm nay cet.ewerys.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này để bạn có thể đưa ra mức lương phù hợp nhất trong trường hợp nhà tuyển dụng yêu cầu nhé!
Với bất cứ nhân lực lao động nào thì mức lương cơ bản, tổng thu nhập và các chế độ đãi ngộ luôn là thứ luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Thậm chí, đôi khi đây còn là yếu tố quyết định xem người lao động và nhà tuyển dụng có thể đến với nhau được hay không? Để đàm phán với nhà tuyển dụng hiệu quả, thông minh thì việc hiểu rõ các loại lương (lương gross, lương net…), cách tính lương nhân viên chi tiết đối với người lao động là vô cùng cần thiết.
Tiền lương luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động (Nguồn: Internet)
Lương gross là gì?
Lương gross chính là lương gộp tất cả gồm: mức lương cơ bản, phụ cấp, trợ cấp, các loại bảo hiểm… Nói một cách đơn giản hơn thì đây là mức tổng thu nhập của của bạn, mức thù lao xứng đáng dành cho công việc mà bạn đã đóng góp cho công ty. Khi công ty trả cho bạn lương gross thì bạn phải tự chủ động trừ đi các khoản phí bảo hiểm, thuế…
Phân biệt lương gross và lương net
Theo định nghĩa lương gross như trên, thì khi phỏng vấn xin việc, công ty trả cho bạn mức lương gross là 10 triệu, có nghĩa bạn phải trích 10,5% lương cho BHXH, BHYT, BHTN (8% BHXH, 1.5% BHYT & 1% BHTN) theo quy định của nhà nước và số tiền bạn đem về mỗi tháng là 8.950.000 VNĐ.
Còn lương net là mức lương không bao gồm bất kì khoản phí nào để đóng cho BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN… Và nó là mức thực tế bạn được công ty trả hàng tháng sau khi đã trừ các khoản thuế phí khác. Ví dụ như, khi phỏng vấn xin việc, công ty trả cho bạn mức lương net là 10 triệu, có nghĩa bạn sẽ được nhận 10 triệu đem về. Và những khoản phí về các loại bảo hiểm, thuế sẽ do công ty đóng cho bạn theo quy định của nhà nước.
Cách tính lương gross sang net
Công thức chuyển đổi từ lương gross sang lương net như sau:
LUƠNG NET = LƯƠNG GROSS – (BHXH + BHYT + BHTN + THUẾ TNCN)
Lương gross có lợi hơn không?
Nếu bạn đàm phán với nhà tuyển dụng mức lương gross mà sau khi bạn trừ đi tất cả các chi phí kể trên mà số còn lại bằng hoặc lớn hơn lương net mà bạn kỳ vọng (lương net là số tiền cuối cùng bạn nhận được) thì rõ ràng nó sẽ có lợi hơn. Mặc dù khi nhận lương gross, bạn sẽ có cảm giác mình bị “mất” đi một khoản kha khá.
Theo các chuyên gia nhân sự thì khuyến khích người lao động chọn mức lương gross khi deal lương với nhà tuyển dụng vì tất cả các quy định đóng các phí bảo hiểm, thuế, các chế độ đãi ngộ ( thai sản, tai nạn lao động…) đều dựa trên mức lương gross. Vì vậy, chọn lương gross tuy ban đầu sẽ hơi tốn công sức để tính toán nhưng về sau sẽ giúp người lao động chủ động về thu nhập của mình. Hiện nay, có rất nhiều nơi chọn cách trả lương gross vì chúng giúp tránh các vấn đề nhạy cảm về lương giữa công ty và nhân sự.
Khi công ty trả lương gross, bạn sẽ tự mình chủ động trừ các khoản phí bảo hiểm, thu (Nguồn : Internet)
Làm ngành nhà hàng khách sạn nên chọn lương net hay lương gross?
Khi so sáng hai loại lương này, bạn sẽ cảm thấy lương Net có lợi hơn và lương Gross sẽ mang về cho bạn cảm giác hụt hẫng vì mỗi tháng bị “mất” một khoản tiền kha khá. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn bạn sẽ nhận ra hai mức lương này thực chất đều có sự tương đồng. Chính vì thế, đối với các ứng viên học Quản trị Nhà hàng Khách sạn khi trao đổi lương với nhà tuyển dụng, bạn nên chọn lương Gross. Lương Gross sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc kiểm soát tài chính và biết chính xác số tiền của mình được đóng vào các khoản có giá trị.
Cách tính khi nhận lương gross
Một ví dụ cụ thể để giúp bạn dễ hiểu hơn: Bạn đảm nhận vị trí trưởng phòng kinh doanh với mức lương gross là 30 triệu/ tháng. Vì mức lương cao nhất để áp dụng đóng BHYT và BHXH là 26 triệu/ tháng nên vì vậy bạn chỉ cần đóng ở mức 26 triệu.
– Số tiền đóng BH: 26 triệu x 8 % = 2,080 triệu (1)
– Số tiền đóng BHYT: 26 triệu x 1,5 % = 390,000 đồng (2)
– Số tiền đóng BH thất nghiệp ( BHTN): 30 triệu x 1 % = 300,000 đồng (3)
– Lương còn lại sau khi đóng bảo hiểm: 30 triệu – ( 2,080 triệu + 390,000 + 300,000 ) = 27,230 triệu.
– Bạn lấy số tiền 27,230 triệu – 9 triệu ( tiền giảm trừ gia cảnh cá nhân ) = 18,230. Và đây sẽ là con số mà bạn bị áp dụng để đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
– Mức thuế TNCN của bạn sẽ được tính theo 4 bậc như sau:
+ Bậc 1: Thu nhập tính thuế ( =< 5 triệu ) x thuế suất 5%: 5 triệu x 5% = 250.000 đồng (4)
+ Bậc 2: Thu nhập tính thuế ( >5 triệu đến 10 triệu ) x thuế suất 10%: (10 triệu – 5 triệu) x 10% = 500.000 đồng (5)
+ Bậc 3: Thu nhập tính thuế ( >10 triệu đến 18 triệu ) x thuế suất 15%: (18 triệu – 10 triệu) x 15%= 1,2 triệu (6)
+ Bậc 4: Thu nhập tính thuế( >18 triệu đến 32 triệu ) x thuế suất 20%: (18,230 triệu – 18 triệu) x 20% = 46.000 đồng (7)
– Như vậy tổng số tiền bạn phải đóng cho các phí bảo hiểm và thuế TNCN là : (1) + (2) + (3) + (4) + (5) + (6) + (7) = 5,180 triệu
– Số tiền còn lại sau cùng của bạn: 30 triệu – 5,180 triệu = 25,234 triệu.
Lương gross giúp người lao động chủ động về sau (Nguồn: Internet)
Hy vọng qua bài viết này, cet.ewerys.com đã mang đến thêm nhiều kiến thức thuật ngữ nhà hàng khách sạn hữu ích đến tiền lương dành cho bạn. Việc hiểu rõ lương gross là gì sẽ giúp bạn đàm phán với nhà tuyển dụng hiệu quả hơn. Đồng thời, chúng sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi trở thành người quản lý (manager là gì) để có thể áp dụng vào cách tính lương chi tiết cho nhân viên.
Ý kiến của bạn