Ở bất kỳ nhà hàng nào thì hostess luôn được xem là bộ mặt của nơi đó. Họ là những người đầu tiên chào đón thực khách đến với nhà hàng. Vì vậy, vai trò của hostess cũng vô cùng quan trọng. Thông qua bài viết hôm nay, Cet.ewerys.com sẽ giúp bạn hiểu thêm hostess là gì cũng như công việc của hostess trong nhà hàng nhé!
Nếu ví von trong mỗi khách sạn có receptionist là hình ảnh đại diện thì với nhà hàng, hostess là những người có nhiệm vụ tương tự. Họ là những người đầu tiên chào đón khách cũng như là người cuối cùng chào tiễn khách. Bên cạnh đó, hostess còn đảm nhận các công việc khác trong nhà hàng như: nhận đặt bàn, cung cấp các thông tin cần thiết cho khách…
Được ví như bộ mặt của nhà hàng, nhân viên Hostess góp phần vào hoạt động chung
của nhà hàng trở nên mượt mà (Nguồn: Internet)
Hostess là ai?
Hostess hay còn được gọi là nhân viên lễ tân nhà hàng, là người có trách nhiệm chào đón khách ngay khi học vừa đặt chân đến và sắp xếp chỗ ngồi cho họ hiệu quả, hợp lý nhất. Do đó, hình ảnh và tác phong của nhân viên hostess ảnh hưởng rất nhiều đến sự đánh giá cả của khách về nhà hàng đó. Vì vậy, hầu hết ở tất cả các nhà hàng hiện nay đều có những tiêu chuẩn nhất định khi tuyển dụng nhân viên cho vị trí này.
Nhiệm vụ của hostess trong nhà hàng
Chào đón, tiễn khách hàng:
– Mở cửa, chào đón khách hàng với nụ cười tươi tắn, thân thiện, cử chỉ cơ thể vừa đủ tạo cảm giác cho khách hàng được chào đón.
– Hỏi thăm thông tin đặt bàn của khách, kiểm tra thông tin trên hệ thống/ giấy tờ, hướng dẫn khách vào khu vực bàn đã được sắp xếp và có thể trình menu cho khách xem trong thời gian bàn giao với nhân viên phục vụ phụ trách khu vực. Nếu khách không có đặt bàn trước thì xin thông tin của khách (số lượng người, không gian khách muốn) và dẫn khách đến khu vực bàn thích hợp.
– Mở cửa, hỏi thăm cảm nhận về bữa ăn, cám ơn và chào tiễn khách hàng.
– Lưu ý: nhân viên hostess chuyên nghiệp thì nên chào hỏi khách quen bằng tên, nhớ các đặc điểm, thói quen của khách.
Nhận thông tin đặt bàn:
– Tiếp nhận thông tin đặt bàn từ khách hàng, căn cứ vào tình trạng đặt chỗ của nhà hàng mà hostess sắp xếp chỗ thích hợp nhất, đảm bảo rằng nhân viên sẽ kịp phục vụ kịp thời.
– Nếu khách đặt chỗ cho bữa ăn trong ngày thì hostess có nhiệm vụ báo cho nhân viên phục vụ, bộ phận bếp, quầy bar nhằm có sự chuẩn bị kịp thời. Nếu khách đặt bàn cho hôm sau thì phải ghi chú đầy đủ, chi tiết vào hệ thống/ giấy tờ và cuối ca báo cho quản lý và các bộ phận có liên quan.
– Khi đặt chỗ cho các bữa ăn vào các buổi khác thì cần xin đầy đủ thông tin của khách: tên, số điện thoại, các yêu cầu đăc biệt… Nếu khách đặt bàn qua điện thoại thì hostess cần xác nhận lại cẩn thận với khách hàng.
– Lưu ý: khi khách quen đặt bàn thì nhân viên nên tránh hỏi lại các thông tin cố định như họ tên, số điện thoại và nên nhớ các vị trí bàn yêu thích của khách.
Ngoài việc chào đón thì hostess có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đặt bàn
của khách (Nguồn: Internet)
Trả lời câu hỏi của khách
– Nhân viên hostess cần nắm vững các thông tin về nhà hàng bao gồm: chương trình khuyến mãi, giá cả, tình trạng đặt chỗ, các món ăn đồ uống… để có thể trả lời, cung cấp thông tin đến khách hàng.
– Hướng dẫn khách đến các khu vực công cộng được phép (nhà vệ sinh, khu hút thuốc…) khi được yêu cầu, giới thiệu nhân viên phục vụ cho khách.
– Lưu ý: nhân viên hostess chỉ cung cấp các thông tin được phép cho khách. Các thông tin này phải chuẩn xác, đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, người này cũng phải cập nhật tình hình về đồ ăn, đồ uống của nhà hàng đó để tránh giới thiệu khi khách hàng hỏi đến.
Các công việc khác
– Thực hiện các báo cáo khi kết thúc ca.
– Hỗ trợ phục vụ, thu ngân khi nhà hàng đông khách.
– Tham gia các khoá học nâng cao nghiệp vụ.
– Thực hiện các công việc cấp trên giao.
Những yêu cầu đối với nhân viên hostess
– Về ngoại hình: Chiều cao: Từ 1m55 trở lên. Khuôn mặt ưa nhìn, có nụ cười duyên. Không bị khiếm khuyết về mặt hình thể.
– Về giọng nói: dễ nghe, không bị ngọng, giọng địa phương không quá đặc, không dùng phương ngữ địa phương.
– Ngoài ra, nhân viên hostess cần có khả năng giao tiếp, ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm, tinh thần tự giác, chăm chỉ….
Hy vọng qua bài viết này thì bạn đã hiểu hơn hostess là gì? Nhiệm vụ, công việc, vai trò quan trọng của người nhân viên hostess trong nhà hàng. Nếu bạn muốn tìm hiểu về homestay là gì cũng như những các kiến thức khác trong Nhà hàng – Khách sạn thì hãy đón đọc chuyên mục kiến thức Nhà hàng Khách sạn trên cet.ewerys.com nhé!
Ý kiến của bạn