là một trong những loại thực phẩm uống dinh dưỡng có rất nhiều tác dụng nên được sử dụng phổ biến trong các gia đình Việt. Nếu bạn chưa biết hoặc còn “mơ màng” thông tin về loại bột này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về nguồn gốc, công dụng và cách sử dụng bột sắn dây đúng mà hiệu quả nhất nhé!
Bột sắn dây là thực phẩm uống dinh dưỡng có rất nhiều tác dụng. Ảnh: Intenet
Tuy là đồ uống giải khát có nhiều tác dụng đối với sức khỏe được sử dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng biết bột sắn dây là gì và bột sắn dây được làm từ đâu.
Bột sắn dây là gì?
Bột sắn dây là dạng tinh bột được chiết xuất từ củ sắn dây – thành phần ngon và có giá trị nhất của cây sắn dây. Để có được thành phẩm, người ta phải trải qua cách làm bột sắn dây khá kì công. Đầu tiên, củ sắn dây được rửa thật sạch, đem xay nhuyễn cùng với nước.
Sau đó đem lọc lấy phần tinh bột lắng xuống bên dưới, phơi khô rồi bẻ thành từng miếng bột nhỏ mới cho thành phẩm cuối cùng là tinh bột sắn dây có màu trắng tinh, mịn, không hề bị pha trộn với bất cứ nguyên liệu nào khác hay còn gọi là bột sắn dây nguyên chất.
Củ sắn dây thường được gọi là cát căn và có tên khoa học là Radix Puerariae. Trong củ sắn dây chứa các thành phần Isoflavon như: Pueradin, Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4 và tinh bột. Đây đều là những thành phần có lợi rất tốt cho sức khỏe con người.
Củ sắn dây Ảnh: Intenet
Bột sắn dây có tác dụng gì?
Nhắc tới tác dụng của bột sắn dây thì có rất nhiều mà không phải loại tinh bột nào cũng có được. Tiêu biểu nhất là những công dụng dưới đây:
Thanh nhiệt cơ thể
Lấy bột sắn dây pha với nước sôi để nguội, thêm chút đường, chanh rồi uống giúp cơ thể giải nhiệt, thanh mát.
Làm đẹp da
Thành phần của bột sắn dây chứa nhiều tinh bột, chất xơ, isoflavon, protein, lipid, glucid, các acid amin… nên giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa những triệu chứng lão hóa sớm. Chất Isoflavon tương tự như hormone estrogen ở phụ nữ nên nó có thể ổn định hoạt động của hormone này trong cơ thể, ngăn cản cơ thể bài tiết quá nhiều sắc tố melanin – nguyên nhân chính gây sạm da, chống lão hóa, tẩy tế bào chết, trị tàn nhang, trị mụn hiệu quả
Giảm cân
Hàm lượng dinh dưỡng trong sắn dây khá cao nhưng lại có tác dụng giảm cân rất hiệu quả. Do bột sắn dây là dạng tinh bột nguyên chất, có thành phần chất xơ đã bị loại bỏ trong quá trình chế biến nên không làm tăng cân. Nếu một ngày bạn uống 1 – 2 ly bột sắn dây sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và có thể chống lại sự tích tụ mỡ, nguyên nhân chính gây tăng cân, béo phì.
Uống bột sắn dây giúp giảm cân hiệu quả. Ảnh: Intenet
Chữa viêm họng cấp tính
Thành phần của bột sắn dây có chất kháng viêm và khả năng giải nhiệt của nó sẽ làm mát vùng họng, giúp trị bệnh viêm họng, viêm thanh quản hiệu quả. Nếu bạn bị viêm họng thì nên thường xuyên uống bột sắn dây để thấy hiệu quả.
Chữa bệnh chảy máu cam
Nếu bị chảy máu cam thường xuyên, bạn có thể dùng củ sắn dây tươi, ép lấy nước và uống liền. Bạn cũng có thể ăn trực tiếp củ sắn tươi mà không cần xay đều được.
Trị rắn cắn
Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao Plavonodit – một hoạt chất giúp tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Dùng lá sắn dây tươi ép lấy nước, dội lên vết rắn cắn và uống sẽ giúp giảm độc tố do nọc rắn gây nên. Biện pháp này có tác dụng trung hòa lượng độc tố trong cơ thể.
Chống ngứa
Dùng 5g bột sắn tự nhiên, 5g phấn hoa, 20g agar, sau đó trộn đều, rắc lên vết ngứa sẽ có hiệu quả rất tốt.
Giúp giải rượu, giải độc
Lấy 12g bột sắn dây hòa với 200 ml nước sôi để nguội, cho thêm đường và nước cốt chanh sao cho vừa miệng sẽ giúp giảm nồng độ rượu trong máu, giải rượu hiệu quả. Bạn có thể thay đường bằng một chút muối đều được.
Nên uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất?
Để sử dụng bột sắn dây phát huy được những công dụng, hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết thời điểm nào trong ngày uống phù hợp nhất. Đa phần chúng ta đều uống bột sắn dây theo ngẫu hứng như khi đi nắng về, khi cảm thấy trong người nóng nực để thanh nhiệt hoặc khi đói. Nhưng điều đó có hợp lý không?
Nhiều người cho rằng, thời điểm sáng sớm sẽ rất tốt cho việc hấp thụ dinh dưỡng nên uống bột sắn dây sẽ có hiệu quả cao. Thế nhưng thực tế uống bột sắn dây buổi sáng lại không thích hợp. Vì buổi sáng là lúc các hooc môn tăng trưởng trong máu khá thấp. Nếu như cơ thể bạn yếu, hay bị huyết áp thấp thì càng không nên uống. Đồng thời tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vào lúc đói.
Uống bột sắn dây vào ban đêm cũng là một thói quen không tốt vì ban đêm là thời gian cơ thể được nghỉ ngơi. Uống bột sắn dây vào sẽ làm cho cơ quan tiêu hóa phải hoạt động liên tục. Với người khỏe, ban đầu có thể không cảm thấy gì nhưng lâu ngày có thể dẫn đến bị đau dạ dày. Những người yếu khi uống vào sẽ rất nguy hiểm, nhẹ thì có thể chỉ đau bụng, nặng thì có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến buồn nôn…
Nên uống bột sắn dây sau bữa ăn 30 phút – 1 tiếng. Ảnh: Intenet
Vậy thì uống bột sắn dây lúc nào là tốt nhất? Đó chính là khoảng thời gian sau khi ăn trưa hoặc ăn tối từ 30 phút – 1 tiếng. Đây là thời điểm uống bột sắn dây tốt nhất, hiệu quả nhất và an toàn cho sức khỏe nhất vì lúc này cơ thể bạn đã nạp đủ năng lượng và bột sắn dây sẽ có tác dụng cung cấp các dưỡng chất bổ sung hiệu quả nhất.
Cách uống bột sắn dây tốt cho sức khỏe
Tinh bột sắn dây tốt nhất chỉ nên uống chín, nghĩa là bạn sẽ dùng nước sôi để pha bột sắn dây chứ không được dùng nước lọc thông thường. Chỉ nên pha một lượng vừa đủ, ví dụ như 2 muỗng canh bột sắn dây sẽ dùng khoảng 200ml nước sôi. Mỗi ngày không nên uống nhiều hơn 1 ly bột sắn dây vì cái gì nhiều quá cũng không tốt.
Chỉ pha bột sắn dây bằng nước sôi và tuyệt đối không uống khi đói. Ảnh: Intenet
Đối với trẻ em, những bộ phận trong cơ thể còn khá yếu mà bột sắn dây lại có tính hàn rất mạnh nên khi dùng rất dễ bị tiêu chảy. Tốt nhất bạn chỉ nên cho trẻ dùng một lượng vừa phải và nhất định không được dùng nước lọc thông thường mà phải sử dụng nước nóng để pha thành nước uống để trẻ dễ hấp thụ hơn.
Với phụ nữ mang thai, khi cơ thể đang mệt mỏi, lạnh, có dấu hiệu tụt huyết áp thì tuyệt đối không nên dùng bột sắn dây vì tính hàn của nó sẽ càng khiến bạn cảm thấy lạnh hơn. Chỉ dùng an toàn nhất khi tiết trời nóng bức, cơ thể tăng nhiệt. Còn với thai phụ sắp sinh, dạ con co bóp nhiều thì tuyệt đối không dùng bột sắn dây.
Cách phân biệt bột sắn dây nguyên chất với bột sắn dây giả
Nếu không biết bột sắn dây mua ở đâu thì bạn có thể tìm trên các trang bán hàng online, siêu thị hoặc các đại lý bán bột ngũ cốc dinh dưỡng… Bột sắn dây được bán khá nhiều trên thị trường nhưng nếu không biết cách phân biệt bột sắn dây thật và bột sắn dây giả, sẽ rất nguy hiểm khi mua phải loại bột kém chất lượng.
Hiện nay, có hai loại bột sắn dây được bày bán là bột sắn dây ta và bột sắn dây Trung Quốc. Bột sắn dây của tàu thường cho lượng bột nhiều hơn nhưng tác dụng giải nhiệt, chữa bệnh thua kém bột sắn dây của ta rất nhiều. Không những vậy, nhiều người bán còn vì lợi nhuận mà trộn bột sắn thông thường vào bột sắn dây và bán với giá khá đắt.
Bạn nên phân biệt bằng cách sau:
Bột sắn dây thật sẽ có hạt to, màu trắng tinh khiết tự nhiên, không dính màu lạ và có mùi thơm đặc trưng của củ sắn dây. Bột hoàn toàn khô, không bị ẩm, khi cắn thử thấy có vị giòn, tan nhanh trong miệng và cảm nhận được độ ấm nơi đầu lưỡi. Sau khi tan, bạn sẽ nhận thấy bột sắn dây rất mịn, hoàn toàn không có bất kì hạt sạn nào.
Bột sắn dây thật có hạt to, màu trắng tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng. Ảnh: Internet
Còn bột sắn dây kém chất lượng sẽ có hạt nhỏ, viên bột không sắc cạnh, bột có lẫn nhiều tạp chất, không có màu trắng tự nhiên, không có mùi thơm, xuất hiện mùi lạ khá nặng. Khi cắn thử cảm nhận được bột mềm không có độ giòn. Bên cạnh đó, một số cơ sở sẽ tẩm ướp hoa bưởi vào để có thể át đi mùi khác không phải là mùi thơm của củ sắn dây thật. Không những vậy, những loại bột sắn dây có mùi hoa bưởi rất dễ bị mốc.
Hy vọng với những thông tin được cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ về nguồn gốc cũng như công dụng, cách sử dụng bột sắn dây hiệu quả, phù hợp nhất cho mình và những người thân trong gia đình.
Minh Hoàng
- Cách đây 3 năm trước
Cảm ơn bài viết của ad nhé