Trong các công thức làm bánh hay nấu chè, chắc chắn bạn sẽ thấy sự xuất hiện rất nhiều của bột Gelatin. Vậy hôm nay, cet.ewerys.com sẽ cùng bạn tìm hiểu các thông tin xoay quanh về Gelatin như bột Gelatin là gì? Hay lá Getalin là gì nhé?
Gelatin là nguyên liệu thường xuất hiện trong các công thức làm bánh, nấu chè
(Nguồn: Internet)
Gelatin là gì?
Bột gelatin là bột gì? Nó là gì mà sao lại được nhiều người nhắc đến vậy? là những câu hỏi của nhiều người khi được nhắc đến bột gelatin. Được biết, bột gelatin chính là nguyên liệu thực phẩm được sử dụng như dầu ăn, đường trong chế biến những món ăn, nhất là những món tráng miệng, món bánh… Gelatin được chiết xuất từ chính collagen có trong xương, da của động vật như da lợn hoặc trong collagen của thực vật ( tảo đỏ, trái cây,..).
Đây chính là loại protein không vị, không mùi, trong suốt hoặc có loại được sản xuất với màu hơi hơi vàng. Gelatin có 2 dạng: dạng bột và dạng lá. Tùy vào từng trường hợp để lựa chọn dạng gelatin thích hợp. Loại bột này được xem là nguyên liệu luôn được nhắc đến trong quá trình làm bánh, nấu chè, làm đông thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm…
Gelatin có màu trong suốt, không vị, không mùi và một số khác
có màu vàng vàng. (Nguồn: Internet)
Bột gelatin có phải là bột rau câu không?
Bột gelatin và bột rau câu đều được xem là nguyên liệu dùng để kết dính và làm đông đặc. Tuy nhiên, chúng lại được chiết xuất từ các thành phần khác nhau cũng như cách sử dụng khác nhau. Vì thế, 2 loại bột này lại không phải là một như nhiều người thường nghĩ. Vì thế, bạn không nên dùng bột gelatin thay thế cho bột rau câu và ngược lại.
- Về thành phần: Bột gelatin được chiết xuất từ các nguyên liệu collagen thu được nhờ quá trình đun sôi da động vật và xương. Gelatin có 2 dạng: bột và lá. Trong khi đó, bột rau câu lại là thực phẩm tự nhiên 100% có nguồn gốc từ thực vật, chiết xuất từ táo đỏ Nhật bản và rong biển. Bột rau câu cũng có 2 dạng: bột và sợi rau câu.
- Về cách dùng: Bột gelatin trước khi dùng khong cần phải nấu mà chỉ cần dùng bột hòa tan với chất lỏng, bột sẽ từ từ tan ra rồi đặc lại. Thành phẩm mà bạn thấy được sẽ tơi, xốp giống như kem. Có khả năng đông đặc gấp 8 lần bột gelatin, bột rau câu khi dùng phải nấu trên bếp cùng với chất lỏng tới khi sôi, sau đó hỗn hợp sẽ nguội và đặc lại. Thành phẩm sau khi hoàn thành sẽ cứng và giòn. Tuy nhiên, nếu bạn cất trong ngăn đá sẽ bị chảy nước sau khi rã đông, còn gelatin thì vẫn không sao mặc dù nhiệt độ thấp.
Gelatin có công dụng gì?
Trong ngành thực phẩm, bột gelatin là một trong những nguyên liệu thiết yếu để chế biến nhiều món bánh, thạch rau câu và kẹo dẻo. Nó có tác dụng làm các nguyên liệu đông dẻo lại. Ví dụ như các món chè, kem, các món thạch, thịt đông…
Ngoài ra, bột gelatin có hiệu quả tăng cường vẻ đẹp làn da cho chị em phụ nữ, trong bột gelatin có thành phần của axit amin, xây dựng và tái tạo collagen cho cơ thể đặc biệt là phần da, giúp da trắng, mịn màng.
Bột gelatin có tác dụng giảm đau khớp. Với những người bị đau khớp chân tay đã được bác sĩ khuyên dùng viên gelatin mỗi ngày để giảm nhanh cơn đau, bởi trong gelatin có thành phần axit amin có tác dụng xây dựng lại collagen, sụn và các mô liên kết của khớp.
Lá Gelatin là gì?
Lá Gelatin là một dạng khác của bột Gelatin, có thành phần cấu tạo giống như nhau. Lá gelatin có ưu điểm là xác định rõ được số lượng, cân nặng, 1 lá gelatin có trọng lượng là 2g, rất dễ sử dụng so với bột gelatin. Mỗi lần sử dụng lá gelatin thì chỉ cần đếm số lượng lá là có thể tính chính xác trọng lượng cần dùng, còn đối với bột thì cần phải cân đong đo đếm rất mất thời gian của các bạn.
Lá Gelatin có ưu điểm giúp bạn dễ tính lượng cần sử dụng hơn dạng bột
(Nguồn: Internet)
Cách sử dụng Gelatin
Gelatin dạng lá
- Ngâm mềm: Ngâm lá gelatin trong nước lạnh 10 phút, tỉ lệ nước gấp 5 lần tỉ lệ lá.
- Vắt ráo: Vớt lá gelatin đã mềm ra, bóp nhẹ cho ráo nước.
- Hoà tan: Đối với các món lạnh, cho lá gelatin đã được vắt vào một chén nhỏ chung với một muỗng canh nước rồi cho vào lò vi sóng chừng 15 – 20 giây, sau đó hòa vào hỗn hợp nóng cần thực hiện (nhưng không phải hỗn hợp sôi nha). Đối với các món thực hiện khi còn nóng thì cho trực tiếp lá gelatin đã vắt ráo vào hỗn hợp nóng, khuấy đều liên tục cho đến khi lá gelatin được tan hết.
- Giữ đông: Sau khi đã thực hiện xong 3 bước trên, các bạn cho thành phẩm vào tủ lạnh để đông, đặc lại. Thời gian đông đặc tùy theo yêu cầu của công thức.
- Gỡ ra khỏi khuôn: Với vài món ăn, món tráng miệng sử dụng gelatin đòi hỏi phải lấy ra khỏi khuôn trước khi dùng. Trong trường hợp đó, các bạn hãy nhúng lưỡi dao trong nước nóng rồi cho lưỡi dao chạy một đường vòng quanh thành bánh/khuôn thật nhẹ. Tiếp đến là lật ngược khuôn dưới vòi nước lạnh, cuối cùng là lắc nhẹ nhẹ khuôn cho bánh tự tách ra trên đĩa.
Gelatin dạng bột
Với dạng này thì các bạn có thể bỏ qua các bước ngâm mềm và vắt ráo của Gelatin dạng lá, chỉ cần hoà tan bột trong nước lạnh rồi thực hiện các bước tiếp theo.
Các lưu ý khi sử dụng bột Gelatin
- Cách bảo quản: với Gelatin lá thì cần giữ ở nơi có ánh sáng, ẩm. Còn đối với dạng bột, nếu gói đã được mở rồi thì phải sử dụng trong vòng 48 giờ.
- Liều lượng: với 250ml chất lỏng liều lượng thích hợp nhất là 3 lá Gelatin hoặc 6g bột Gelatin.
- Không báo giờ thêm gelatin vào hỗn hợp sôi, lúc đó khả năng kết dính đông đặc của gelantin sẽ không còn nữa.
Bột Gelatin mua ở đâu?
Bột gelatin được bán trong những siêu thị lớn như siêu thị Big C, siêu thị Metro hoặc trong các shop bán online trên mạng, quầy thuốc tây trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn có thể mua bột gelatin ở những tiệm làm bánh xung quanh nhà.
Giá bột gelatin thường giao động từ 35.000 38.000 đồng/100gam nếu là dạng bột. Còn ở dạng lá thì từ 5.000 – 7.000 đồng/lá
Chè khúc bạch – một trong những món tráng miệng ngon lành làm từ Gelatin
(Nguồn Internet)
Tác dụng phụ của gelatin mà bạn có thể gặp
- Bột gelatin khi dùng đôi khi sẽ gây ra mùi khó chịu, cảm giác đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu.
- Có thể gây dị ứng với một số người. Như chúng ta đã biết, gelatin được chiết xuất từ da động vật nhưng có nhiều người lo ngại về vấn đề vệ sinh không an toàn làm ô nhiễm gelatin.
Những ai không được dùng gelatin
- Những người bị suy gan, suy tim nặng, người mắc các bệnh rối loạn về chảy máu và suy thận, người bị dị ứng với gelatin.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú thì chưa có một nghiên cứu nào chứng minh về sự nguy hiểm khi sử dụng gelatin với phụ nữ có thai. Nhưng nếu bạn muốn sử dụng gelatin thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về lợi ích và tác hại của nó.
Ngày càng có nhiều công thức làm bánh, nấu chè xuất hiện nguyên liệu Gelatin. Với những kiến thức về Gelatin mà hôm nay Cet.ewerys.com mang lại, bạn sẽ tự tin dùng nguyên liệu này tạo ra các món bánh, chè ngon cho gia đình và người bạn thương yêu nhé.
Ý kiến của bạn