Thực đơn là thứ tuyệt đối không thể thiếu mở ra cở sở kinh doanh ăn uống, thực đơn như thế nào sẽ phụ thuộc rất lớn vào hình thức kinh doanh, đối tượng khách hàng của từng quán. Ở một số nơi, thực đơn còn là vật dụng giúp gây ấn tượng thu hút sự chú ý của khách hàng. Ngoài việc giải thích xem thực đơn là gì, Cet.ewerys.com sẽ giúp bạn phân biệt các loại thực đơn mà bạn thường hay bắt gặp nhé!
Thực đơn là vật dụng không thể thiếu ở bất kỳ cơ sở kinh doanh ăn uống nào
(Nguồn: Internet)
Thực đơn là gì?
Thực đơn (hay còn gọi là menu) sử dụng trong các quán cafe, nhà hàng, quán ăn, trà sữa… là bảng danh mục liệt kê tất cả các món ăn, đồ uống mà thực khách có thể order để được phục vụ. Thực đơn của quán có thể hoặc không ghi giá tiền của món ăn đồ uống, chúng đường được viết bằng một hoặc hai ngôn ngữ (tối đa là ba) để cho khách thuận tiện sử dụng.
Bên cạnh đó, nếu thực đơn sử dụng cho các bữa tiệc, cỗ, liên hoan… là bảng liêt kê các món ăn sẽ được phục vụ trong bữa ăn với sự tính toán đảm bảo số lượng và khối lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn, số lượng người tham dự cũng như đáp ứng đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng với hương vị ngon lành, bổ dưỡng.
Ngoài ra thực đơn có thể hiểu là thực đơn hằng ngày, thực đơn cho bữa ăn gia đình, bạn bè …
Vai trò của thực đơn
Ngoài việc là bảng liệt kê giúp khách hàng nhận biết các món ăn, đồ uống có trong bữa ăn hay có tại cơ sở thì thực đơn còn đóng góp vào một hay nhiều vai trò khác nhau trong hoạt động kinh doanh ăn uống.
Công cụ để quảng cáo
Đối với các khách lần đầu đến với nhà hàng, thực đơn là cơ sở để khách gọi món nhưng đồng thời nó cũng sẽ giới thiệu quy mô, các món ăn thức uống, giá tiền. Ngoài ra, trên các thực đơn này còn các thông tin cơ bản về địa chỉ, tên quán, logo, số điện thoại, website… giúp khách có nhận diện ban đầu về cơ sở của bạn.
Hỗ trợ đội ngũ quản lý giám sát
Nhất là với các bữa tiệc, dựa vào thực đơn mà người quản lý có thể kiểm soát, nắm bắt tình hình trình tự phục vụ các món ăn. Đối với nhà hàng A la carte thìt thực đơn là một trong những chứng từ giám sát việc chế biến, bán hàng, doanh thu.
Giúp tính toán, chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ
Căn cứ vào thực đơn thì các bộ phận liên quan như thu mua, bếp, bar có nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, dụng cụ để thực hiện tốt công việc của mình.
Cơ sở để hoạch toán
Dựa vào đó, người ta có thể tính toán chi phí cho nguyên, phụ liệu, thuế, chi phí lỗ lãi… Từ đó, đội ngũ quản lý có thể điều chỉnh, giá bán, số lượng… sao cho phù hợp nhất.
Ngoài là bảng danh mục món ăn, menu còn đóng góp vào nhiều vai trò khác nhau
(Nguồn: Internet)
Các loại thực đơn trong nhà hàng
Thực đơn tự chọn (Buffet menu)
Buffet là hình thức khách trả tiền trọn gói và có thể thoải mái lựa chọn số lượng các món ăn có trong menu. Vì thế, nhà hàng sẽ phải tính toán phần chi phí thức ăn cho từng suất ăn của mỗi người. Thông thường, thực đơn Buffet có rất nhiều món và phức tạp hơn những loại thực đơn khác.
Xác định giá bán phù hợp cho thực đơn menu cũng cực kỳ nan giải. Một số nơi thì chọn cách xây dựng thực đơn trước, tính toán chi phí rồi đưa ra giá. Số khác thì đưa ra mức giá bán rồi xây dựng thực đơn theo mức chi phí cho phép ấy.
Menu buffet cần sự tính toán kỹ lưỡng, phức tạp hơn (Nguồn: Internet)
Thực đơn theo món ăn ( A la carte menu)
Đây là loại thực đơn xuất hiện ở hầu hết các nhà hàng, quán ăn từ món Á đến Âu để khách hàng có thể lựa chọn món lẻ theo sở thích, nhu cầu của mình. Giá của món ăn được niêm yết trong menu đã bao gồm các chi phí nguyên vật liệu, thuế… với thực đơn a la carte thì khách phải tự tính toán, ước tính hoặc nhờ tư vấn để order số lượng món ăn sao cho phù hợp nhất. (tìm hiểu thêm quy trình phục vụ A la carte)
Với menu A la carte, khách hàng phải tự tính toán để gọi món thích hợp
(Nguồn: Internet)
Thực đơn theo bữa ăn (Set menu)
Set menu là loại thực đơn với giá tiền cố định cho số lượng món ăn đã được lựa chọn sẵn, giới hạn. Giá của một set menu thường sẽ thấp hơn nếu gọi lẻ với cùng các món ấy. Chúng thường được sử dụng tại các buổi tiệc như: tiệc cưới, liên hoan… Ngoài ra, set menu là hình thức hữu hiệu giúp kích cầu kinh doanh ăn uống vào các mùa thấp điểm hay vào các thời điểm cần thiết trong ngày (bữa trưa, các buổi tối đầu tuần…)
Thực đơn theo bữa ăn (Nguồn: Internet)
Ngoài ra tuỳ theo tính chất bữa ăn mà người ta có thể phân chia thực đơn thành thực đơn theo buổi ăn (sáng, trưa, chiều); loại món ăn (chay, mặn, dinh dưỡng, ăn kiêng…) hoặc đối tượng thực khách (trẻ em, phụ nữ…)
Nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng hiệu quả
Xây dựng thực đơn độc đáo
Nên hạn chế việc sao chép từ chỗ này một chút, chỗ kia một chút để tạo nên thực đơn nhà hàng của mình, thay vào đó bạn cần sáng tạo ra thực đơn riêng đúng với phong cách và đối tượng nhà hàng hướng đến. Sự độc đáo của nhà hàng chính là thế mạnh riêng để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Đa dạng món từ nguyên liệu chính
Nhà hàng của bạn nên sáng tạo nhiều món ăn khác nhau từ một nguyên liệu chính, vừa tận dụng triệt để nguồn thực phẩm vừa đảm bảo thực khách thưởng thức món ăn tươi ngon nhất. Ví dụ, thay vì chỉ dùng mực để chế biến mực chiên giòn, bạn có thể thêm một số món ăn khác từ mực như mực hấp, mực xào, mực nhồi, mực nướng… Như vậy, trong trường hợp nhà hàng không bán được phần mực chiên giòn nào nhưng lại bán được mực hấp, mực nướng… thì phần mực mà bạn mua về vẫn được sử dụng triệt để chứ không phải bỏ đi.
Hoạch định chi phí từng món ăn
Định giá từng món ăn giúp nhà hàng cân nhắc xây dựng thực đơn hài hòa và hợp lý giữa món đắt và món rẻ. Hơn nữa, có mức giá cụ thể cho từng món là nền tảng để nhà hàng tìm nguồn cung cấp nguyên liệu phù hợp.
Thời gian chuẩn bị và chế biến
Khách tới nhà hàng không phải để vãn cảnh mà là dùng bữa, do vậy để khách đợi lâu là điều mà nhà hàng tuyệt đối cần tránh. Cố gắng hoàn thành món ăn nhanh nhất, điều này không chỉ làm hài lòng thực khách mà còn đẩy nhanh tiến độ dùng bữa của khách, giúp nhà hàng phục vụ được nhiều lượt khách hơn. Món ăn trong nhà hàng nên đảm bảo một trong hai tiêu chí sau: Thời gian nấu ngắn (món xào, nướng, hấp…) hoặc chuẩn bị trước và chỉ cần hâm nóng lại.
Cập nhật thực đơn thường xuyên
Nếu có ý định hoặc đang dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, bạn cần biết rằng, thị hiếu của khách hàng sẽ liên tục thay đổi nên muốn hút khách thì bạn nên cập nhật thực đơn liên tục. Thêm các món ăn mới theo xu hướng, điều chỉnh chi phí món ăn cũng như chi phí khác ít nhất 1 lần/ năm sẽ giúp nhà hàng đem lại cảm giác mới mẻ cho khách hàng. Nhà hàng cũng có thể thực hiện khảo sát mong muốn của khách hàng để đưa ra những thay đổi phù hợp.
Sáng tạo thực đơn đặc biệt vào các dịp lễ
Vào những dịp lễ như Valentine, 08/03, 20/10, ngày lễ độc thân 11/11,… nhà hàng nên có thực đơn riêng phù hợp với chủ đề của các ngày này để thu hút khách. Ngoài ra, xây dựng thực đơn khuyến mãi vào mùa vắng khách cũng là chiến lược kinh doanh giúp nhà hàng luôn có khách, không bị hao hụt lợi nhuận.
Vời bài viết hôm nay, Cet.ewerys.com đã giải thích cho bạn hiểu được thực đơn là gì, vai trò của thực đơn cũng như các loại thực đơn trong nhà hàng. Hiểu được thực đơn mà tại cơ sở đang sử dụng sẽ giúp người nhân viên làm việc dễ dàng, hiệu qủa hơn trong quy trình set up nhà hàng. Chúc bạn làm việc thành công nhé!
Ý kiến của bạn