Đối với nhân viên làm phòng hay còn gọi là Room Attendant nói riêng và nhân viên Housekeeping nói chung, thì một trong các công việc thường nhật của họ là chuẩn bị dụng cụ, vật dụng, thiết bị và sắp xếp chúng lên xe đẩy. Vậy quy trình chuẩn bị xe đẩy Trolley như thế nào? Hãy cùng Cet.ewerys.com tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Xe đẩy hay còn gọi là Trolley là dụng cụ không thể thiếu khi làm phòng của nhân viên Housekeeping. Hình ảnh nhân viên làm phòng luôn đẩy Trolley phía trước, trên xe là các dụng cụ làm phòng di chuyển đến phòng của khách đã trở nên qua đỗi quen thuộc trong mỗi khách sạn.
Khi nào nên chuẩn bị xe đẩy và các tiêu chuẩn cần đáp ứng
Vào đầu mỗi ca làm việc, nhân viên Room Attendant sẽ tiếp nhận công việc được phân công từ phía Trưởng ca và thực hiện quy trình dọn dẹp phòng theo đúng nội quy và tiêu chuẩn của khách sạn. Khi đó, nhân viên phải chuẩn bị Trolley với đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để chỉnh trang phòng ốc sạch sẽ. Và vào cuối ca làm việc, nhân viên phải làm vệ sinh và sắp xếp Trolley theo đúng tiêu chuẩn của khách sạn.
Nhân viên chuẩn bị các vật dụng cần thiết để dọn sạch phòng khách sạn (Ảnh: Internet)
Chuẩn bị xe đẩy cần đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
– Tính toán chính xác số lượng các vật dụng cung cấp cho phòng của khách, các loại hóa chất, đồ vải, dụng cụ dọn vệ sinh tương ứng với số lượng phòng được phân công.
– Tiếp nhận tất cả vật dụng từ phòng kho của bộ phận Buồng.
– Kiểm tra tình trạng hoạt động của xe đẩy và tình trạng các vật dụng vừa được nhận để đảm bảo mọi thứ đều đạt chuẩn, hoạt động tốt trước khi sử dụng.
– Sắp xếp các thứ vừa nhận vào các ngăn của xe đẩy gọn gàng, ngăn nắp.
Ở một số cơ sở lưu trú có thể dùng giỏ xách hoặc giỏ đeo lưng thay thế cho Trolley. Tuy nhiên, dù thay đổi cách thức, kích thước thì các vật dụng cũng phải được đảm bảo đầy đủ, ngăn nắp để công việc làm phòng diễn ra nhanh chóng và thuận tiện.
Những bộ vật dụng không thể thiếu trên xe đẩy
Một xe đẩy Trolley chuẩn bị đầy đủ và đạt chuẩn phải đảm bảo có các bộ vật dụng và thiết bị sau:
Đồ vải sạch
Bao gồm đồ vải làm giường và đồ vải trong phòng tắm. Đồ vải làm giường gồm drap giường, vỏ gối… Đồ vải phòng tắm gồm khăn tắm, áo choàng tắm, khăn tay, khăn mặt, thảm lau chân…
Amenities (Vật dụng vệ sinh cá nhân cho khách)
Bộ Amenities sẽ bao gồm những vật dụng như: Sữa tắm, dầu gội, lược, bao trùm tóc, kem đánh răng, bàn chải, kem và dao cạo râu, dép đi trong nhà, giấy vệ sinh… Ở một số nơi, còn có thêm các vật dụng khác như: Kem dưỡng da, muối tắm, đồ cắt giũa móng tay, giẻ đánh giày…
Trên Trolley bắt buộc phải có đồ vải sạch, bộ Amenities, thiết bị làm vệ sinh và
một số vật dụng làm phòng khác (Ảnh: Internet)
Thiết bị và hóa chất làm vệ sinh
Các thiết bị bao gồm: Chổi, máy hút bụi, các loại bàn chải cọ rửa, dụng cụ lau sàn, khăn lau, hốt rác… Khay đựng hóa chất gồm có: Dung dịch khử trùng, dung dịch tẩy rửa đa năng, chất tẩy rửa bồn cầu, hóa chất làm sạch, dung dịch làm sạch thảm, dung dịch làm bóng đồ gỗ… Bên cạnh đó, còn có thêm găng tay, biển báo sàn trơn trượt…
Một số vật dụng khác
Ngoài ra, trên Trolley có thể đựng thêm một số vật dụng như: Văn phòng phẩm, nước suối, trad, cà phê, túi đựng đồ giặt ủi, hướng dẫn của khách sạn, bản đồ du lịch, móc quần áo, chén, bình đun nước, đồ khui, ổ cắm điện…
Nguyên tắc sắp xếp vật dụng trên xe đẩy
Để đảm bảo tính chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện trong công việc, nhân viên làm phòng cần sắp xếp Trolley tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Đồ Amenities và các sản phẩm miễn phí xếp phía trên cùng.
– Quy tắc xếp vật nặng bên dưới, vật nhẹ bên trên.
– Các đồ vải được gấp vuông vức, để ngăn nắp theo từng loại và xếp nếp gấp hướng ra bên ngoài.
– Các đồ vật có logo khách sạn cũng phải hướng ra ngoài.
– Không được chất đồ quá cao, che khuất tầm nhìn.
– Khi nên đặt Trolley quá sát so với tường hay cửa khách sạn.
– Không để chung đồ bẩn và đồ sạch.
Đồ vải phải được gấp vuông, ngay ngắn (Ảnh: Internet)
Với các thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về quy trình chuẩn bị xe đẩy Trolley cần những gì và đảm bảo nguyên tắc gì đúng không nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện công việc.
Ý kiến của bạn