Sắp xếp phòng họp tổ chức hội nghị là một trong những kỹ năng nghiệp vụ quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Vậy bạn có biết phòng hội nghị trong khách sạn được sắp xếp theo những cách thức nào chưa? Trong bài viết này, Cet.ewerys.com xin chia sẻ các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết và cách ứng dụng trong những trường hợp cần thiết.
Các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết
Sắp xếp kiểu lớp học
Kiểu lớp học phù hợp với những sự kiện đông người tham gia.
(Ảnh: Internet)
Đây là kiểu sắp xếp đặc biệt thích hợp cho những sự kiện kéo dài, có phát tài liệu và người tham dự cần ghi chép hoặc dùng máy tính xách tay. Khoảng cách tối thiểu giữa các bàn là từ 0,9 – 1m để lấy lối đi. Ưu điểm của cách sắp xếp này là người trình bày có thể nhìn thấy được tất cả những người tham gia và có sức chứa lớn trong một không gian dù nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu lớp học là khả năng tương tác ít, nếu không khéo léo sắp xếp thì có thể người tham gia chỉ nhìn thấy lưng của nhau.
Sắp xếp dạng chữ U
Kiểu sắp xếp hình chữ U tạo ra không gian tương tác hiệu quả cho nhóm nhỏ.
(Ảnh: Internet)
Sắp xếp dạng chữ U rất thích hợp cho các cuộc họp, hội nghị có lượng người tham dự ít, khoảng từ 25 – 30 người. Bàn được sắp xếp theo kiểu chữ U, để khoảng trống ở giữa. Khoảng cách giữa mỗi bàn tối thiểu là 5cm. Ưu điểm của kiểu sắp xếp dạng chữ U là có thể tạo ra không gian làm việc hiệu quả vì có sự tương tác giữa những người tham gia.
Sắp xếp kiểu nhà hát (Theatre)
Kiểu sắp xếp nhà hát khá thông dụng. (Ảnh: Internet)
Đây là kiểu sắp xếp khá thông dụng, không có bàn kèm theo và phù hợp cho những sự kiện người tham dự là khán giả, không cần ghi chép hoặc ăn uống. Kiểu sắp xếp này khá linh hoạt vì nó phù hợp với nhiều loại phòng. Các hàng ghế có thể sắp xếp theo hình bán nguyệt, hình tròn, hàng ngang với tầm nhìn hướng về tiêu điểm. Với kiểu nhà hát, nhân viên khách sạn cần xếp ghế theo kiểu so le để người ngồi sau không bị vướng tầm nhìn. Giữa các khu vực sắp xếp cần có khoảng cách ít nhất là 1m để lấy lối đi cho người tham dự.
Sắp xếp kiểu bàn tròn
Kiểu bàn tròn phù hợp với những sự kiện có ăn uống.
(Ảnh: Internet)
Kiểu sắp xếp này rất phù hợp cho những sự kiện có ăn uống, mỗi bàn thường từ 6 – 10 người. Đôi khi có thể sắp xếp tiệc theo kiểu nửa bàn tròn để người tham dự có thể hướng mặt về phía sân khấu. Sắp xếp kiểu bàn tròn tạo ra sự tương tác tốt giữa những người tham gia cùng bàn, tuy nhiên lại có hạn chế là chiếm nhiều diện tích khiến phòng họp trông nhỏ lại.
Kiểu sắp xếp Hollow
Kiểu Hollow giúp tối đa không gian tương tác.
(Ảnh: Internet)
Với kiểu sắp xếp này, bàn ghế được được bố trí theo hình chữ nhật hoặc hình bát giác và để khoảng trống ở giữa. Kiểu sắp xếp Hollow thích hợp cho các sự kiện có lượng người tham dự ít với mục đích chính là tạo ra sự tương tác tốt nhất giữa những người tham gia.
Kiểu sắp xếp Conference
Phòng họp kiểu hội nghị phù hợp với những cuộc họp mang tính chất quan trọng.
(Ảnh: Internet)
Kiểu sắp xếp Conference sử dụng ít nhất 1 chiếc bàn họp lớn với mặt bàn hình chữ nhật hoặc hình oval đặt ở ngay giữa trung tâm phòng họp, các vị trí ghế ngồi được sắp xếp bao quanh. Kiểu sắp xếp Conference thích hợp cho những cuộc họp có lượng người tham dự ít nhưng mang tính chất đặc biệt quan trọng như: nhóm thảo luận chung, cuộc họp cổ đông, hội đồng quản trị, các cuộc họp chính trị mang tính quốc gia…
Kiểu sắp xếp bàn tiếp khách hoặc bàn cocktail
Sắp xếp kiểu bàn tiệc cocktail thể hiện phong cách hiện đại, chuyên nghiệp.
(Ảnh: Internet)
Với kiểu sắp xếp này, bàn thường cao và có tiết diện nhỏ với đường kính từ 15 – 30cm hoặc 38 – 76cm, không có ghế ngồi, mục đích là để người tham gia đặt những ly rượu hoặc cocktail. Với tiệc buffet thì bàn cần có tiết diện lớn hơn và có ghế để người tham gia có thể ngồi thưởng thức món ăn. Kiểu bố trí bàn này vừa tiết kiệm được diện tích, vừa thể hiện được phong cách hiện đại, chuyên nghiệp và tạo được sự tương tác tốt giữa những người tham gia.
Tổng kết
Tùy vào mục đích của cuộc họp và số lượng người tham gia mà nhân viên khách sạn sẽ bố trí khách sắp xếp phòng họp phù hợp nhất. Hy vọng với các kiểu setup phòng họp nhân viên khách sạn cần biết vừa được Cet.ewerys.com chia sẻ sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cũng như thực hiện tốt công tác setup phòng họp khi làm việc tại các khách sạn quốc tế hiện đại.
Ý kiến của bạn