Nha cái uy tín - Trang tải xuống cá cược di động

Tìm hiểu tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ nhà hàng

Tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng bao gồm 4 bậc trình độ nghề, từ bậc 1 là nhân viên phục vụ nhà hàng không yêu cầu cao về kỹ năng chuyên môn đến bậc 4 là quản lý nhà hàng đòi hỏi phải vững vàng các kiến thức chuyên sâu. Nó được thiết kế dựa trên sự kết hợp của các tiêu chuẩn quốc tế hiện đại và được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của ngành Du lịch Việt Nam.

1, Tiêu chuẩn VTOS về Nghiệp vụ Nhà hàng gồm những gì?

Nghiệp vụ Nhà hàng tiêu chuẩn VTOS có 2 phần cơ bản là phần việc kiến thức và phần việc kỹ năng. Phần việc kiến thức cung cấp cho nhân viên những nội dung lý thuyết cần thiết để thực hiện công việc một cách chuẩn xác. Phần việc kỹ năng là những thao tác cụ thể mà nhân viên cần phải thực hiện tương ứng với từng nhiệm vụ.

Tiêu chuẩn VTOSTiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng giúp cho người lao động vững vàng kỹ năng tay nghề và đạt kết quả công việc hiệu quả nhất (Ảnh: Internet)

Phần 1: Giới thiệu tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng

– Thông tin chung

– Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam

– Bảng kỹ năng nghề

– Cách sử dụng Tiêu chuẩn VTOS

Phần 2: Tiêu chuẩn VTOS – Nghiệp vụ Nhà hàng

– Tóm tắt công việc, chức danh và danh mục công việc

– Kế hoạch liên hoàn các công việc và phần việc

– Nội dung các công việc và phần việc

2, Tóm tắt công việc, chức danh và danh mục công việc của tiêu chuẩn VTOS Nghiệp vụ Nhà hàng

Các công việc trong tiêu chuẩn kỹ năng nghề trình độ sơ cấp bao gồm:

– 12 công việc chính

– 61 phần việc kỹ năng

– 12 phần việc kiến thức

Nhân viên phục vụ nhà hàng là chức danh thường được gọi trong công việc này. Bao gồm các công việc cụ thể như sau:

Công việc 1: Chuẩn bị làm vịêc

– Trang phục và vệ sinh cá nhân

– Vệ sinh thực phẩm

– Tác phong chuyên nghiệp

– Trang thiết bị trong nhà hàng

– Bộ phận ẩm thực và đồ uống

– Các bộ phận khác trong khách sạn

Công việc 2: Chuẩn bị nhà hàng

– Thu dọn nhà hàng

– Lau bóng dao dĩa

– Lau bóng ly

– Lau bóng bát đĩa

– Thay khăn bàn

– Gấp khăn ăn

– Chuẩn bị đồ gia vị

– Bày bàn ăn theo kiểu gọi món

– Bày bàn ăn theo kiểu đặt truớc

– Bày bàn ăn theo kiểu Á

– Bày bàn ăn bữa sáng

– Bày bàn ăn tự chọn

– Chuẩn bị bàn tiệc tự chọn

– Chuẩn bị khu vực phục vụ

– Gấp góc khăn bàn

Công việc 3: Chăm sóc khách hàng

– Nhận đặt bàn

– Chào đón và mời khách ngồi

– Trình thực đơn và danh mục rượu vang

– Phục vụ nuớc, bánh mỳ và bơ

– Giải quyết phàn nàn

Công việc 4: Tiếp nhận yêu cầu

– Nhận yêu cầu gọi món

– Chuyển yêu cầu gọi món

– Điều chỉnh bộ đồ ăn

– Nhận yêu cầu gọi món tráng miệng, trà, cà phê và rượu mùi

– Nhận yêu cầu phục vụ tại phòng

khi phục vụ bữa ănTrước khi phục vụ bữa ăn, nhân viên nhà hàng phải chuẩn bị, lau bóng các vật dụng như dao, nĩa, ly… (Ảnh: Internet)

Công việc 5: Phục vụ bữa ăn

– Phục vụ món khai vị và món súp theo đĩa

– Phục vụ món súp từ bát lớn

– Phục vụ các món chính theo đĩa

– Phục vụ món ăn dùng thìa dĩa (hay muỗng, nĩa)

– Kết hợp giũa phục vụ thìa dĩa và phục vụ theo đĩa

– Phục vụ khăn lau tay và bát nuớc rửa tay

– Phục vụ kiểu gia đình

– Phục vụ tại phòng

Công việc 6: Thu dọn bữa ăn

– Thu dọn đĩa: đĩa phụ, đĩa ăn cá, đĩa ăn món chính

– Thu dọn món khai vị, món tráng miệng và cốc tách

– Thu dọn phục vụ tại phòng

– Thu dọn tiệc tự chọn

– Dọn sơ bàn ăn và quét vụn thức ăn

– Thay gạt tàn

– Xử lý thức ăn bị đổ ra bàn

Công việc 7: Phục vụ bàn nói chung

– Phục vụ cà phê tại bàn

– Phục vụ trà/trà thảo mộc tại bàn

– Phục vụ đồ uống tại bàn

– Mở rượu vang

– Phục vụ rượu vang (Chi tiết: Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng khách sạn)

– Mở rượu sâm banh và vang sủi bọt

– Phục vụ cà phê pha rượu mùi

Công việc 8: Xử lý thanh toán

– Trình hoá đơn và nhận tiền thanh toán

– Các hình thức thanh toán

Công việc 9: Các công việc trong quầy đồ uống

– Vệ sinh quầy đồ uống

– Bổ sung vào quầy đồ uống

– Phục vụ bia tươi, bia đen nặng và bia nhẹ

– Phục vụ bia chai

– Phục vụ bia lon

– Phục vụ rượu vang theo ly

– Phục vụ rượu mạnh và vang mạnh

Công việc 10: Phục vụ hội nghị và tiệc

– Phục vụ đồ uống và bánh capapes (đồ ăn nhẹ) cho tiệc tự chọn dùng tay

– Phục vụ trà/cà phê trong giờ giải lao

– Bày bàn cho hội nghị

– Phục vụ hội nghị trong giờ giải lao

– Bày bàn ăn tiệc

– Quy trình phục vụ tiệc

Công việc 11: An toàn và an ninh

– An toàn về hoả hoạn trong nhà hàng

– Trách nhiệm về phục vụ đồ uống có cồn

– Quy định về làm việc an toàn

Công việc 12: Kết thúc ca làm việc

– Kết thúc ca làm việc tại nhà hàng

– Kết thúc ca làm việc ở quầy phục vụ đồ uống

Với những thông tin trên, hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về nghiệp vụ Nhà hàng Khách sạn. Giờ thì, cùng đón chờ những điều thú vị từ bài viết tiếp theo nhé!

Tác giả: Anh Vũ Đình

Chuyên gia Đình Anh Vũ là một trong những tác giả có nhiều năm kinh nghiệm, công tác trong ngành Nhà hàng – Khách sạn, từng nắm giữ vị trí Quản lý Khách sạn tại nhiều Nhà hàng, Khách sạn lớn ở TP.HCM. Tác giả Đình Anh Vũ sẽ chia sẻ những bài học, kinh nghiệm làm nghề với các bạn trẻ thông qua những bài viết thú vị, bổ ích và được nhiều người đón nhận.

Bài viết liên quan

Ý kiến của bạn