Trong lĩnh vực kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn, chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Shift Leader. Vậy Shift Leader là gì? Vị trí này phụ trách những công việc gì và mức lương ra sao? Hãy cùng Cet.ewerys.com tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Shift Leader là một trong những vị trí quan trọng, không thể thiếu trong việc kinh doanh Nhà hàng – Khách sạn. Không chỉ vậy, vị trí này còn được hầu hết các Nhà hàng – Khách sạn trên khắp thế giới săn đón với mức lương và đãi ngộ hấp dẫn.
Shift leader là gì?
Shift Leader chính là vị trí Trưởng ca/Tổ trưởng, là những người có quyền hạn quản lý và điều hành một nhóm nhân viên khu vực phân công trong khung thời gian nhất định. Ở một số nơi, Shift Leader còn được gọi là Captain, chịu sự quản lý từ Giám sát và Quản lý nhà hàng. Nhiệm vụ của Shift Leader là quản lý những vấn đề xung quanh ca làm việc mà họ được phân chia để hoàn thành công việc được giao. Cụ thể như: Theo dõi chấm công; hướng dẫn các nghiệp vụ chuyên ngành; kiểm tra thái độ làm việc của nhân viên; phục vụ khách hàng; giải quyết khiếu nại trong phạm vi quyền hạn…
Tùy vào từng nhiệm vụ của mỗi bộ phận mà Shift Leader được phân chia thành nhiều vị trí nhỏ như: Restaurant Shift Leader, Bar/pub Shift Leader, Lounge Shift Leader…
Shift Leader là vị trí Trưởng ca (Ảnh: Internet)
Công việc cụ thể của Shift Leader
– Cũng chính vì đóng vai trò quan trọng nên Shift Leader phải chịu trách nhiệm về việc phân công, quản lý và giám sát công việc cụ thể của các thành viên trong bộ phận mà mình phụ trách. Bên cạnh đó, phải hỗ trợ những bộ phận khác khi cần thiết.
– Trước khi bắt đầu ca làm việc, Shift Leader phải tiến hành công tác kiểm tra thiết bị, máy móc, thiết bị, vệ sinh… để đảm bảo tất cả đã sẵn sàng để phục vụ khách hàng. Nếu khi kiểm tra, phát hiện trang thiết bị có hư hỏng, Shift Leader phải nhanh chóng báo cáo lên cấp trên, đồng thời đề xuất sửa chữa hoặc thay mới.
– Không chỉ vậy, Shift Leader cũng phải thực hiện những công việc như một nhân viên bình thường trong giờ cao điểm hoặc thiếu người.
– Phối hợp với các Shift Leader của bộ phận khác hay Giám sát, Quản lý Nhà hàng tham gia vào công tác hướng dẫn nhân viên mới. Ngoài ra, Shift Leader cũng phải trực tiếp tham gia đào tạo kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên trong bộ phận phụ trách.
– Giải quyết các tình huống phát sinh, phàn nàn của khách trong phạm vi cho phép. Nếu những trường hợp vượt quá quyền hạn, Shift Leader phải báo cáo và nhờ sự hỗ trợ từ Giám sát hay Quản lý.
– Giám sát tinh thần và thái độ làm việc của từng nhân viên. Nếu nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, Shift Leader sẽ đề xuất khen thưởng lên cấp Quản lý. Ngược lại, sẽ phê bình những nhân viên vi phạm nội quy hoặc có biểu hiện không tốt.
– Hoàn thành báo cáo công việc theo định kì ngày, tuần, tháng, năm.
Shift Leader chịu trách nhiệm điều hành và giám sát công việc cụ thể của từng
thành viên thuộc bộ phận phụ trách (Ảnh: Internet)
Mức lương của Shift Leader
Để có thể trở thành một Shift Leader, các bạn phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng cũng như am hiểu cặn kẽ quy trình làm việc. Bên cạnh đó, để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, Shift Leader không thể thiếu các kỹ năng mềm như kỹ nnawg giao tiếp, xử lý tình huống, kỹ năng ngoại ngữ…
Hiện nay, mức lương của các Shift Leader trong Nhà hàng – Khách sạn dao động trong khoảng từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, khách sạn cùng với từng công việc cụ thể và kinh nghiệm có được mà mức lương có thể cao hơn nữa. Ngoài ra, bên cạnh mức lương cơ bản, các Shift Leader cũng được nhận các khoản trợ cấp, service charge, tip…
Tổng kết
Qua những thông tin trên, chắc rằng các bạn đã hiểu rõ về vị trí Shift Leader là gì và công việc của Shift Leader đúng không nào? Nếu như muốn trở thành một Shift Lader trong Nhà hàng – Khách sạn, bạn hãy trang bị những kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ vững vàng để thử sức mình nhé!
Ý kiến của bạn