Nha cái uy tín - Trang tải xuống cá cược di động

“Nỗi niềm” nghề làm bánh

Trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các thương hiệu bánh lớn, các gian bếp bánh đẳng cấp của nhà hàng – khách sạn, resort… hay mở tiệm bánh kinh doanh đang là lựa chọn của rất nhiều người yêu thích làm bánh hiện nay. Thế nhưng, để có được thành công với lựa chọn ấy, không phải ai cũng hiểu rõ những khó khăn, nỗi niềm nghề làm bánh mà mình phải trải qua.

nỗi niềm của nghề làm bánh

Sau thành công của người làm bánh, còn có rất nhiều “nỗi niềm” không phải ai cũng biết.

Không có thành công nào mà không phải trả giá. Thế nên, dù đam mê, quyết tâm và có nhiều ý tưởng để theo đuổi nghề làm bánh, việc thấu hiểu và nhìn nhận trung thực về những cơ hội lẫn khó khăn sẽ giúp bạn sống thực tế nhất với nghề. Có hiểu rõ được những “nỗi niềm” phía sau ánh hào quang rực rỡ của một công việc, bạn mới thấy những gì mình cố gắng đạt được càng ý nghĩa và đáng trân quý hơn. Đồng thời, mỗi khó khăn, thách thức gặp phải khi làm nghề cũng từ đó mà hóa động lực, giúp bạn vững tin theo đuổi đam mê đến cùng, có niềm tin để vượt qua những lúc chông chênh, chán nản. Vậy với nghề làm bánh, những “nỗi niềm” chưa nói ấy là gì?

Làm bánh không dễ, nếu không có kiến thức, kỹ năng và đam mê

Một chiếc bánh dù đơn giản hay cầu kỳ, để chinh phục được người ăn, không phải bạn cứ áp dụng công thức vào làm là sẽ cho ngay thành phẩm hoàn hảo. Đó cũng là lý do vì sao với cùng một công thức, người được dạy làm bánh chuyên nghiệp sẽ tạo ra món bánh có chất lượng và hương vị khác biệt hoàn toàn so với người tự học, tự làm. Tất nhiên cũng có trường hợp nhiều người tự học và làm bánh ngon, nhưng sẽ không nhiều. Và chắc chắn, để cho ra những chiếc bánh chuẩn vị như thế, họ cũng đã phải bỏ công mày mò, thực hành rất nhiều lần.

Do vậy, để trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp, đam mê thôi chưa đủ, mà bạn phải dùng đam mê đó để làm động lực cho quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm bánh không hề ít. Đó là những kiến thức về các nguyên liệu, kiến thức chế biến, trang trí, tạo hình và văn hóa ẩm thực…, là hàng trăm kỹ thuật khác nhau để có thể linh hoạt kết hợp trong quá trình học làm bánh. Bên cạnh đó, đầu bếp bánh cũng phải không ngừng tìm tòi để cập nhật những xu hướng, kỹ năng, trào lưu làm bánh mới nhất.

thành công cần có sự nổ lực trong nghề làm bánh

Để thành công với nghề làm bánh, bạn phải nỗ lực rất nhiều.

Không giống như món ăn, làm bánh đòi hỏi bạn phải kỹ lưỡng trong từng khâu, từng quá trình rất nhỏ. Vì chỉ cần sai một khâu nào đó dù nhỏ nhất, thành phẩm cuối cùng cũng đã bị ảnh hưởng. Do đó, nếu không có đam mê, không có cái tâm làm nghề, không tuân thủ những quy định thì người làm bánh khó có thể thành công.

Làm bánh có cực không?

Nếu so với nấu ăn, nghề làm bánh có vẻ hợp với phái nữ nhiều hơn vì lợi thế chỉn chu, khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận và cũng vì đỡ cực hơn. “Đỡ” nhưng không phải là không cực hay nhàn nhã. Làm bánh hay nấu ăn hay bất cứ công việc nào khác, vẫn cần bạn có một sức khỏe tốt. Với những người đầu bếp, trong đó có đầu bếp bánh, còn cần một sức bền dẻo dai.

nghề làm bánh cần có sức khỏe tốt

Những người đầu bếp bánh cần có sức khỏe tốt và sức bền dẻo dai.

Áp lực tinh thần

Công việc của đầu bếp bánh tưởng như nhẹ nhàng nhưng vẫn rất áp lực cả về đầu óc lẫn tinh thần. Để trở thành một đầu bếp bánh chuyên nghiệp và thành công, nhanh chóng bước lên những vị trí cao của lộ trình nghề nghiệp, ngoài kiến thức, kỹ năng vững chắc, họ còn phải sáng tạo không ngừng để làm nên những món bánh ngon mang đậm dấu ấn cá nhân. Với những đầu bếp bánh đã ở những vị trí cao như: Tổ trưởng, Bếp trưởng…, họ luôn phải có sẵn ý tưởng cho món bánh ngay từ khi lên thực đơn hay phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của khách hàng, của những món bánh có các công đoạn khó, phức tạp… và phải không ngừng sáng tạo, nâng cao tính thẩm mỹ và tập trung trong công việc của mình.

Áp lực thể chất

Làm bánh cũng là một công việc tay chân. Đôi khi có những món bánh cần thực hiện rất nhiều khâu, cần nhào bột hay thực hiện các thao tác liên tục, cần sử dụng những loại máy móc có trọng lượng lớn, phải tiếp xúc với lò nướng nóng, với đủ loại nguyên liệu, gia vị, thực phẩm có mùi, thường xuyên phải dậy sớm, thức khuya… Cùng với việc vận động nhiều cũng khiến người làm bánh khó tránh khỏi một số căn bệnh nghề nghiệp tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau lưng, đau nhức tay chân, đau cổ vai gáy…

nghề làm bánh khó tránh bệnh nghề nghiệp

Nghề làm bánh cũng khó tránh khỏi những “bệnh nghề nghiệp”.

Áp lực thời gian

Công việc của các đầu bếp bánh chuyên nghiệp cũng thường chia theo ca: Sáng – Chiều – Tối. Và đã làm trong ngành dịch vụ nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ngày làm việc cuối tuần, làm tăng ca vào ban đêm hay các dịp Lễ Tết, không có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình trong những thời khắc quan trọng.

Áp lực khách hàng

Với những ai kinh doanh tiệm bánh, càng không thể tránh khỏi cạnh tranh. Vì vậy, họ cũng luôn có áp lực phải tìm tòi ra những công thức bánh mới lạ, độc đáo, bắt kịp xu hướng và tìm cho mình hướng đi độc đáo riêng… Cùng với đó, dù làm đầu bếp bánh trong các gian bếp chuyên nghiệp hay kinh doanh, họ cũng luôn phải phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng đa dạng nên phải nắm vững được khẩu vị của họ để đáp ứng nhu cầu thưởng thức ngày càng cao của thực khách.

Không ít thợ bánh, đầu bếp bánh đã bỏ nghề vì không theo kịp cường độ công việc và chịu được những áp lực làm việc trong môi trường có tính cạnh tranh cao như vậy.

Có thể thấy, với mỗi ngành nghề, công việc, ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức riêng mà chỉ có đam mê, học hỏi và rèn luyện mới giúp họ vượt qua. Nếu đã lựa chọn theo đuổi nghề làm bánh, hãy hiểu về những “nỗi niềm” phía sau của người làm nghề để bạn có thể sẵn sàng vượt qua và trở thành một người đàu bếp bánh có tâm lẫn có tầm.

Tác giả: Diệu Xuân Hoàng Thị

Cô từng giữ vị trí quan trọng như: Giám sát, Quản lý, Bếp trưởng Bếp Bánh tại các Nhà hàng - Khách sạn 4 – 5 sao trên cả nước. Hiện tại, cô là Giảng viên các khóa học bếp Bánh tại Trường trung cấp Kinh tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (College of Economics & Tourism – nha cái uy tín ). Với tinh thần không ngừng học hỏi, liên tục tìm tòi, nghiên cứu, cô Hoàng Thị Diệu Xuân mong muốn chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình làm nghề tới những người đam mê và theo đuổi nghề bánh

Bài viết liên quan