Nha cái uy tín - Trang tải xuống cá cược di động

Những điều cấm kỵ ở quầy bar mà Bartender phải tránh

Là một Bartender chuyên nghiệp, ngoài tay nghề, kỹ năng thì họ còn luôn cẩn trọng trong việc xây dựng hình ảnh để tạo ấn tượng cá nhân với khách hàng nơi quầy Bar. Và với dân pha chế khi vào nghề, hẳn nhiên ai cũng phải nhớ nằm lòng những điều cấm kỵ không thể phạm phải ở quầy Bar dưới đây.

Không chạm tay vào miệng ly khi phục vụ

không chạm tay vào miệng ly

Không chạm tay vào miệng ly khi phục vụ cho khách.

Điều cấm kỵ đầu tiên mà các Bartender luôn được nhắc nhở chú ý từ những ngày chập chững vào nghề có lẽ là không được chạm tay vào miệng ly khi phục vụ khách ở quầy Bar. Sau khi pha chế các loại thức uống như: cocktail, mocktail… nhân viên pha nếu đễ để tay chạm vào miệng ly sẽ làm lưu lại dấu vân tay khiến cho miệng ly trông không được sạch sẽ. Từ đó, khách hàng có thể đánh giá quy trình pha chế không được đảm bảo, chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nơi bạn làm việc. Và dù chạm tay vào miệng ly nhưng không để lại dẫu vân tay thì vẫn làm cho khách hàng của bạn cảm thấy không thoải mái khi uống nước nếu họ quan sát thấy điều này.

Không hút thuốc trong quầy Bar

Không nên hút thuốc trong quầy bar

Không hút thuốc mà làm những công việc khác  phục vụ cho công việc tại quầy Bar.

Tại những nơi công cộng và rất nhiều khu vực hiện nay đều cấm hút thuốc. Còn tại quầy pha chế, quầy Bar, Bartender chính là người không được phép hút thuốc. Là một Bartender chuyên nghiệp, lại làm việc tại quầy Bar, bạn phải thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều người và chắc chắn sẽ có rất nhiều khách hàng không thích khói thuốc. Hút thuốc phì phèo hẳn sẽ không thể hiện được phong thái chuyên nghiệp của một Bartender. Bên cạnh đó, hút thuốc tại quầy Bar còn có nguy cơ gây hỏa hoạn, làm ảnh hưởng đến vị giác và sức khỏe của chính bạn.

Không nên liên tục trò chuyện phiếm với các nhân viên khác

không trò chuyện với đồng nghiệp khi làm việc

Không trò chuyện quá nhiều với đồng nghiệp, nhân viên khi làm việc. Ảnh: Internet

Việc bạn trò chuyện phiếm với các đồng nghiệp, với khách hàng nơi quầy Bar có thể không có gì xấu và giúp công việc trở nên thư giãn, thoải mái hơn. Thế nhưng khi bạn đi hơi quá đà và biến nơi làm việc thành “hội bà tám” với các nhân viên, đồng nghiệp trong quá trình làm việc thì chắc chắn không ổn. Hình ảnh này sẽ tạo ấn tượng không tốt với khách hàng. Hơn nữa, đôi khi việc mải mê trò chuyện còn khiến các Bartender thiếu tập trung, dẫn đến pha chế thiếu nguyên liệu, sai định lượng… không đảm bảo được chất lượng món uống cho khách hay thậm chí còn nhầm order… dẫn đến những hậu quả rất khó lường.

Không sử dụng điện thoại di động trong khi làm việc

không dùng điện thoại trong quầy bar

Không dùng điện thoại trong lúc làm việc tại quầy Bar. Ảnh: Internet

Tương tự như việc trò chuyện quá đà với đồng nghiệp, nhân viên, việc dùng điện thoại tại quầy Bar cũng làm ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp của người pha chế hoặc khiến họ không tập trung vào công việc.

Bên cạnh đó, tại một số nhà hàng, khách sạn thường có quy định nhân viên không được sử dụng điện thoại cá nhân trong giờ làm việc để không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Còn với những nơi không quy định đi chăng nữa thì nhân viên pha chế cũng không nên sử dụng điện thoại quá nhiều. Thay vào đó, bạn có thể tắt điện thoại di động khi vào ca làm việc, khi có thời gian rảnh thì chủ động trò chuyện về thức uống với khách, dọp dẹp quầy Bar, vệ sinh các dụng cụ, cắt gọt sẵn trái cây để chuẩn bị trang trí các loại thức uống… Đó mới là phong thái và thái độ làm nghề nghiêm túc của một Bartender chuyên nghiệp.

Không chiều theo mọi yêu cầu của khách hàng

là một chuyên gia bartender phải biết khéo léo từ chối yêu cầu không phù hợp từ khách hàng

Bartender nên biết khéo léo từ chối những yêu cầu không phù hợp của khách. Ảnh: Internet

Với người làm dịch vụ thì khách hàng là thượng đế là điều họ luôn phải ghi nhớ. Thế nhưng không phải vì thế mà Bartender luôn phải chiều theo mọi yêu cầu của các “thượng đế”. Là một Bartender chuyên nghiệp, bạn cần biết khi nào nên thực hiện theo yêu cầu của khách, khi nào không cho thật khéo léo, linh hoạt. Có như vậy mới không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của nơi bạn làm việc cũng như tốt cho cả khách hàng của bạn.

Chẳng hạn với những vị khách chưa đủ tuổi nhưng muốn uống các loại rượu mạnh, có nồng độ cồn cao thì Bartender chuyên nghiệp cần hướng họ sử dụng các loại thức uống phù hợp hơn. Hoặc trong những trường hợp khách đã quá say thì Bartender cũng nên biết cách đưa ra những lời khuyên phù hợp, tránh vì chiều lòng khách mà để xảy ra những tình huống đáng tiếc…

Không được uống say quá mức

bartender không được uống quá say tại quầy bar

Bartender không được uống quá say tại quầy Bar. Ảnh: Internet

Làm việc tại quầy Bar với đủ các loại thức uống, trong đó có rượu thì chắc chắn không thể tránh khỏi việc một Bartender sẽ phải thử khá nhiều loại và say rượu. Thế nhưng để đảm bảo cho mình luôn tỉnh táo để không ảnh hưởng đến công việc, Bartender không được phép uống say quá mức tại quầy Bar.

Có thể nói, tại quầy pha chế, quầy Bar, Bartender đóng vai trò rất quan trọng để phục vụ và giữ chân khách hàng. Đó không chỉ là pha chế cho khách những món đồ uống hấp dẫn mà họ đôi khi còn như những người bạn để hàn huyên tâm sự với khách. Vậy nên ghi nhớ và tuyệt đối không phạm phải những điều cấm kỵ trên tại quầy Bar sẽ góp phần tạo nên sự chuyên nghiệp cũng như giúp Bartender tạo được ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, cấp trên của mình.

Tác giả: Thắng Phú Mai

Thầy Mai Thắng Phú hiện là một trong những Bartender có tiếng trong giới Pha chế ở Việt Nam cũng như Quốc tế. Không chỉ đạt được nhiều giải thưởng danh giá trong nghề, từng nắm giữ những vị trí quan trọng trong những nhà hàng – khách sạn, công ty hàng đầu. Tham gia cộng tác cùng nha cái uy tín , Thầy Thắng Phú mong muốn là người truyền lửa, truyền kiến thức, đam mê cùng những kinh nghiệm tâm huyết mà mình tích lũy sau nhiều năm làm việc cho tất cả những ai yêu Barista, yêu Bartender.

Bài viết liên quan